ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CS VIỆT NAM

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

  1. 1.      Tên học phần

Tiếng Việt: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

           Tiếng Anh: Guidelines of revolution of the Vietnamese Communist Party
 
  1. 2.      Mã số:
  2. 3.      Thời lượng: 03 tín chỉ

Lý thuyết

Thực hành

Thí nghiệm

45

0

0

  1. 4.      Các học phần học tiên quyết, học phần học trước và song hành 

Các học phần học trước:

-         Những Nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin (học phần I, II)

-         Tư tưởng Hồ Chí Minh

  1. 5.      Mô tả vắn tắt học phần

      Học phần Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm những nội dung kiến thức sau đây:

      Ngoài chương mở đầu, nội dung môn học gồm 8 chương:

      Chương I: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng

      Chương II: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)

      Chương III: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975)

      Chương IV: Đường lối Công nghiệp hóa

      Chương V: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

      Chương VI: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

      Chương VII: Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội

      Chương VIII: Đường lối đối ngoại

      Nội dung chủ yếu của môn học là cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản có hệ thống về đường lối, chủ trương của Đảng, đặc biệt là đường lối, chủ trương trong thời kỳ đổi mới.

6. Vị trí của học phần trong chương trình đào tạo

- Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là một học phần thuộc hệ thống các học phần bắt buộc của các môn Lý luận Chính trị trong các trường Đại học, Cao đẳng.

- Dựa trên những kiến thức đã được trang bị ở các học phần trước, môn học đã góp phần quan trọng đối với nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị cho học sinh, sinh viên – đội ngũ trí thức trẻ của nước nhà, đào tạo nguồn nhân lực, tiến hành thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước.

7. Mục tiêu của học phần đối với người học:

Về kiến thức:

1. Môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, về quan điểm, đường lối của Đảng trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đường lối của Đảng trong thời kỳ đổi mới. 

2. Học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, định hướng phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng và đường lối của Đảng; nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước. 

3. Đường lối cách mạng là căn cứ quan trọng hàng đầu để Đảng, Nhà nước và các cấp quản lý hoạch định các chủ trương, chính sách quản lý, điều hành nhằm xây dựng và phát triển đất nước, học tập môn này giúp sinh viên có thể vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội …theo đường lối, chính sách của Đảng. 

Về kỹ năng:

  1. 1.      Về tư duy: Nâng cao năng lực tư duy lý luận logic, biện chứng và phương pháp học tập cho sinh viên. 
  2. Về thái độ chính trị: Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị cho sinh viên. 
  3. 8.      Tài liệu học tập và tham khảo

Sách, giáo trình:

   [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội; 2015.

Tài liệu tham khảo:

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh); NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội; 2013.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh; NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội; 2013.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội; 2006.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giáo trình Kinh tế chính trị; NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội; 2006.

[6] Đảng Công sản Việt Nam; Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới; NXB Chính trị quốc gia – Hà Nội; 2005.

[7] Đảng Công sản Việt Nam; Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI; NXB Chính trị quốc gia – Hà Nội; 1987.

[8] Đảng Công sản Việt Nam; Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII; NXB Chính trị quốc gia – Hà Nội; 1992.

[9] Đảng Công sản Việt Nam; Văn kiện Đảng toàn tập; NXB Chính trị quốc gia – Hà Nội 2004.

[10] Đinh Xuân Lý; Một số chuyên đề Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 1,2,3, NXB Chính trị quốc gia – Hà Nội; 2007.

Ghi chú:  Các tài liệu [1], [2], [3], [4], [8] hiện có tại thư viện, tài liệu [5], [6], [7], [9]  hiện có tại bộ môn/GV 

  1. 9.      Nội dung học phần: 

Người biên soạn: ThS. Nguyễn Thị Vân, ThS. Nguyễn Thị Vân Anh, ThS. Trương Thị Thùy Liên, ThS. Nguyễn Thị Nga

Nội dung học phần:

Tuần

Nội dung

Ghi chú

1

Chương mở đầu: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

I. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

II. Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc học tập môn học

 

2

Chương I: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng

I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

II. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 

 

3

Chương II: Đường lối đầu tranh giành chính quyền (1930-1945)

I. Chủ trương đấu tranh từ năm 1930-1939

II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 

3         

4

Chương III: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 – 1975)

I. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)

II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất Tổ quốc (1954-1975) 

 

5

Chương IV: Đường lối công nghiệp hóa

I. Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới

II. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới

 

6

Chương V: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

I. Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường

II. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 

 

7

Chương VI: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

I. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ trước đổi mới

II. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới 

 

8

Chương VII: Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội.

I. Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa

II. Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội 

 

9

Chương VIII: Đường lối đối ngoại

I. Đường lối đối ngoại từ năm 1975 đến năm 1986

II. Đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế thời kỳ đổi mới

Ôn tập cuối kỳ 

 

 

10. Đánh giá người học

- Đánh giá quá trình học phần (40%, kể cả điểm chuyên cần)                   

Nội dung hoặc mục tiêu

Hình thức đánh giá

Quiz

Bài tập nộp

Tiểu luận

Kiểm tra quá trình

  1. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng

 

 

13.4%

 

13.3%

  1. Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

 

  1. Đường lối xây dựng kinh tế - chính trị

 

13.3%

  1. Đường lối xây dựng văn hóa – xã hội và đối ngoại

 

 

 

-         Đánh giá kết thúc học phần (60%)

Hình thức

Vấn đáp

Thời lượng

(Phù hợp với nội dung đánh giá và quy định hiện hành)

Nội dung đánh giá

-       Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng

-       Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

-       Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa trong quá trình giải quyết các vấn đề chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước.

 

 

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy

TỔ TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

ThS. Nguyễn Thị Vân

Tin mới hơn

Tin cũ hơn