ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, HỌC PHẦN II

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, HỌC PHẦN II

 

  1. 1.        Tên học phần

- Tiếng Việt: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, học phần II

- Tiếng Anh: The basic principles of Marxisim Leninism II          

  1. 2.        Mã số: (PĐT ghi)
  2. 3.        Thời lượng: 03 tín chỉ 

Lý thuyết 

Thực hành 

Thí nghiệm

45

0

0

  1. 4.        Các học phần học tiên quyết, học phần học trước và song hành

     Học phần học trước: Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, học phần I 

  1. 5.        Mô tả vắn tắt học phần

     Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, học phần II là học phần bao gồm những nội dung cơ bản của phần Kinh tế Chính trị Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Nội dung của học phần là những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và tất yếu sẽ dẫn tới sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất mới đưa xã hội loài người chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. 

  1. 6.        Vị trí của học phần trong CTĐT

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, học phần II là học phần thứ hai trong hệ thống các môn học lý luận chính trị trong chương trình đào tạo. Học phần này dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác - Lênin, từ đó nghiên cứu những quy luật kinh tế, xã hội khách quan, làm sáng tỏ con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả mặt lý luận và thực tiễn. Mặt khác, học phần này cũng là tiền đề để người học tiếp tục nghiên cứu nội dung của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và hiểu được nền tảng tư tưởng của Đảng, cũng như vận dụng để học tốt các môn khoa học khác.

  1. 7.        Mục tiêu của học phần đối với người học

Kiến thức

1. Cung cấp những hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin.

2. Xác lập cơ sở lý luận để có thể tiếp cận nội dung môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3. Từng bước xác lập thế giới quan, phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo

4. Xây dựng, phát triển nhân sinh quan cách mạng và tu dưỡng đạo đức con người mới.

Kỹ năng

1. Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học để hiểu, giải thích được các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế.

2. Có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào nghiên cứu môn tư tưởng Hồ Chí Minh, môn đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam, các môn khoa học pháp lý và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

  1. 8.        Tài liệu học tập  

Sách, giáo trình

            [1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,  NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014.

            Ghi chú: Tài liệu hiện có tại thư viện 

Tài liệu tham khảo

[2] Bộ môn Lý luận Chính trị; Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, học phần II, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, 2016.

Ghi chú: Tài liệu hiện có tại Bộ môn

[3] Bộ giáo dục và đào tạo; Giáo trình Triết học Mác - Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

Ghi chú: Tài liệu hiện có tại thư viện

[4]. Bộ giáo dục và đào tạo; Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

Ghi chú: Tài liệu hiện có tại thư viện

[5]. Bộ giáo dục và đào tạo; Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

Ghi chú: Tài liệu hiện có tại thư viện

[6]. Bộ giáo dục và đào tạo; Giáo trình Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

Ghi chú: Tài liệu hiện có tại thư viện

[7]. Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.

Ghi chú: tài liệu cần thiết nhưng chưa có, cần bổ sung

  1. 9.        Nội dung học phần:

Người biên soạn: ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy; ThS. Hoàng Thị Hải Yến; ThS. Trương Vũ Long

Stt

Nội dung

Ghi chú

1

PHẦN THỨ HAI: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

CHƯƠNG IV: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ

I. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa

II. Hàng hóa

III. Tiền tệ

IV. Quy luật giá trị 

 

2

CHƯƠNG V: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

I. Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản

II. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư trong xã hội tư bản

III. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản

IV. Sự chuyển hóa của giá trị thành tư bản - tích lũy tư bản

V. Quá trình lưu thông của tư bản và giá trị thặng dư

VI. Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư 

 

3

CHƯƠNG VI: HỌC THUYẾT VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

I. Chủ nghĩa tư bản độc quyền

II. Chủ nghĩa độc quyền tư bản nhà nước

III. Những nét mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại

IV. Vai trò, hạn chế và  xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản

 

4

PHẦN THỨ BA: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

CHƯƠNG VII: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

II. Cách mạng xã hội chủ nghĩa

III. Hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa

 

5

CHƯƠNG VIII: NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CÓ TÍNH QUY LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA   

I. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa

II. Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

III. Giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo 

 

6

CHƯƠNG VIII: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG

I. Chủ nghĩa xã hội hiện thực

II. Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết và nguyên nhân của nó

III. Triển vọng của chủ nghĩa xã hội 

 

  1. 10.   Đánh giá người học

- Đánh giá quá trình học phần (40%, kể cả điểm chuyên cần)                

 

Nội dung hoặc mục tiêu

 

Hình thức đánh giá

Quiz

Bài tập nộp

Tiểu luận

Thực hành/ Thí nghiệm

Kiểm tra quá trình

Học thuyết giá trị

13,4%

 

 

13.3%

Học thuyết giá trị thặng dư

 

 

Học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

 

 

13.3%

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa

 

 

Những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa

 

 

 

Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng

 

 

 

-          Đánh giá kết thúc học phần (60%)

Hình thức

Vấn đáp

Thời lượng

Theo quy định hỏi thi vấn đáp

Nội dung đánh giá

- Nắm được kiến thức cơ bản theo mục tiêu môn học

- Đánh giá khả năng tư duy logic, biện chứng, phân tích, so sánh và tổng hợp kiến thức của sinh viên

- Đánh giá khả năng vận dụng các vấn đề lý luận vào thực tiễn, liên hệ với Việt Nam và bản thân.

Thái Nguyên, ngày 31 tháng 7 năm 2018

 

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

 

Đã ký

 

ThS Nguyễn Thị Thu Thủy

TRƯỞNG BỘ MÔN

 

 

Đã ký

 

ThS Nguyễn Thị Thu Thủy

 

Tin mới hơn

Tin cũ hơn