Khởi nghĩa Thái Nguyên 1917 – Sáng mãi tinh thần yêu nước

 

Cách đây 94 năm, cuộc Khởi nghĩa Thái Nguyên đo Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo kéo dài hơn 6 tháng đã làm rung chuyển chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương, chấn dộng dư luận thế giới, đã viết nên trang sử vàng oanh liệt chống thực dân của quân và dân Thái Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung. Kỷ niệm 94 năm Khởi Nghĩa Thái Nguyên xin được nhắc nhớ sự kiện lịch sử quan trọng này vừa là ôn lại lịch sử, truyền thống, vừa là tôn vinh những nghĩa quân anh hùng ngày ấy.

Chí sĩ yêu nước Lương Ngọc Quyến
(1885 - 1917)

Lương Ngọc Quyến là một chí sĩ yêu nước, thành viên của Việt Nam Quang phục Hội. Trong bối cảnh lịch sử Việt nam lúc đó, ông bị giam cầm ở nhiều nơi, cuối cùng là nhà tù của thực dân Pháp tại Thái Nguyên. Tại nơi giam cầm của thực dân, Lương Ngọc Quyến đã gặp được người cùng chí hướng là Đội Cấn (tên thật là Trịnh Văn Đạt). Tuy đứng trong hàng ngũ của địch nhưng Đội Cấn là người có lòng yêu nước, thấm thía nỗi nhục mất nước và đau xót trước cảnh ngộ của đồng bào khi ngày ngày chứng kiến những hành động tàn ác của giặc Pháp, mà tiêu biểu là viên công sứ Darles.

Đêm 30/8/1917, lệnh khởi nghĩa được phát ra. Cánh quân do Đội Trường chỉ huy đánh, diệt tên giám binh Noel cùng tay sai Đội Hành, Phó quản Lạp; Cánh quân Đội Giá chỉ huy phá đề lao, diệt giám ngục Lô-ê, giải phóng hơn 200 tù nhân, trong đó có Lương Ngọc Quyến. Tiếp đó Đội Cấn kêu gọi, tập hợp đội ngũ với hơn 130 lính khố xanh ủng hộ. Nghĩa quân tôn Đội Cấn làm Đại đô đốc, Lương Ngọc Quyến làm quân sư. Ngay trong đêm nghĩa quân đánh chiếm tòa khâm sứ, nhà đoan, kho vũ khí, kho bạc, nhà dây thép… thu được nhiều súng đạn. Cũng trong đêm nghĩa quân công bố bản Tuyên ngôn thứ nhất vạch trần tội ác thực dân, kêu gọi nhân dân đứng lên khởi nghĩa. Đã có hơn 300 người hưởng ứng nâng nghĩa quân lên hơn 620 người.

Trước tình hình lớn mạnh của nghĩa quân, ngày 31/8/1917, thực dân Pháp đã cấp tốc điều quân từ Hà Nội và Đáp Cầu lên đồn Gia Sàng, sáng 2-9 mở cuộc tấn công với lực lượng rất mạnh gồm 2000 quân có pháo binh yểm trợ. Tương quân lực lượng quá chênh lệch nghĩa quân dù anh dũng chiến đấu nhưng thương vong nhiều, quân sư LNQ cũng hi sinh trong trận này. Đội cấn phải rút quân để bảo toàn lực lượng vừa di chuyển vừa chiến đấu suốt 4 tháng ròng trước sự truy đuổi gắt gao của giặc. Nghĩa quân cầm cự tới ngày 21/12/1917, trong trận chiến đấu ác liệt cuối cùng, sau khi đã đẩy lui nhiều đợt tấn công của địch, bị trọng thương và bao vây, Đội Cấn đã tự sát để khỏi rơi vào tay giặc.

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng lịch sử của cuộc Khởi nghĩa Thái Nguyên 1917, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã cho ra đời các cuốn sách như: “Đội Cấn-Thái Nguyên”, “Lương Ngọc Quyến và cuộc Khởi nghĩa Thái Nguyên” , “Hỏi đáp về cuộc Khởi nghĩa Thái Nguyên”, “Khởi nghĩa Thái Nguyên 80 năm nhìn lại”.

Một cảnh quay trong phim "Dưới cờ phục quốc" do Đài PT - TH Thái Nguyên sản xuất.

Tỉnh Thái Nguyên cũng có nhiều hoạt động tôn tạo, bảo tồn các di tích và xuất bản ấn phẩm liên quan, mà nổi bật, gần đây nhất là Đài PT-TH Thái Nguyên đã xây dựng và sản xuất bộ phim truyện 4 tập “Dưới cờ phục quốc” vào năm 2010, đã tái hiện phần nào cuộc khởi nghĩa nhằm giáo dục truyền thống trong nhân dân. Đó thực sự là những việc làm ý nghĩa khi mà mỗi kỳ thi Đại học, Cao đẳng gần đây lại có hàng ngàn điểm 0 cho môn lịch sử.

Tuy chỉ dành được độc lập trong 5 ngày, rồi bị đàn áp, dìm trong biển máu, nhưng cuộc Khởi nghĩa Thái Nguyên vẫn là điểm son rực rỡ của phong trào yêu nước theo đường lối dấu tranh vũ trang. Điểm son ấy mãi là niềm tự hào của người Thái Nguyên./.

Theo Duy Hưng - Thainguyentv.vn

Tin mới hơn

Tin cũ hơn