Đề cương môn học Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin (học phần I) năm 2017

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, HỌC PHẦN I

 

  1. 1.        Tên học phần

- Tiếng Việt: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, học phần I

- Tiếng Anh: The basic principles of Marxisim Leninism I

  1. 2.        Mã số: (PĐT ghi)
  2. 3.        Thời lượng: 03 tín chỉ

Lý thuyết

Thực hành

Thí nghiệm

30

0

0

  1. 4.        Các học phần học tiên quyết, học phần học trước và song hành

     Học phần học trước: Không có

  1. 5.        Mô tả vắn tắt học phần

   Học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin học phần 1 là phần thứ nhất của môn học Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nội dung của môn học bao gồm 4 chương, nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng, vận dụng vào hoạt động nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.

  1. 6.        Vị trí của học phần trong CTĐT

Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, học phần 1 là học phần đầu tiên, bắt buộc trong hệ thống các môn học lý luận chính trị trong chương trình đào tạo. Học phần giúp sinh viên xác lập cơ sở lý luận cơ bản nhất để từ đó có thể tiếp cận được nội dung kiến thức môn Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin học phần 2, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiểu được nền tảng tư tưởng của Đảng, cũng như vận dụng để học tốt các môn khoa học khác.

  1. 7.        Mục tiêu của học phần đối với người học

Sau khi học xong học phần sinh viên phải nắm được

Kiến thức

  1. 1.      Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin học phần 1 chính là cơ sở để xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học cách mạng cho người học.
  2. 2.      Nắm vững những quan điểm khoa học cách mạng nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin thông qua những kiến thức cụ thể sau:

+ Nhập môn Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng

+ Phép biện chứng duy vật

+ Chủ nghĩa duy vật lịch sử

3. Xác lập cơ sở lý luận cơ bản nhất để từ đó có thể tiếp cận được nội dung môn học Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin học phần 2, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối CM của ĐCS VN; hiểu được nền tảng tư tưởng của Đảng, cũng như vận dụng để học tốt các môn học khác.

Kỹ năng

  1. 1.   Rèn luyện khả năng tư duy logic, biện chứng
  2. 2.   Bước đầu biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
  3. 3.   Xây dựng được thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp làm việc khoa học
    1. 8.        Tài liệu học tập

Sách, giáo trình

            [1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,  NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014.

            Ghi chú: Tài liệu hiện có tại thư viện

Tài liệu tham khảo

[2] Bộ môn Lý luận Chính trị; Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, học phần I1, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, 2016.

Ghi chú: Tài liệu hiện có tại Bộ môn

[3] Bộ giáo dục và đào tạo; Giáo trình Triết học Mác - Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

Ghi chú: Tài liệu hiện có tại thư viện

[4]. Bộ giáo dục và đào tạo; Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

Ghi chú: Tài liệu hiện có tại thư viện

[5]. Bộ giáo dục và đào tạo; Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

Ghi chú: Tài liệu hiện có tại thư viện

 [6]. Khoa Triết học – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Giáo trình Chủ nghĩa duy vật biện chứng; Nxb Chính trị quốc gia; Hà Nội; 2004.

Ghi chú: Tài liệu hiện có tại Bộ môn

[7]. Khoa Triết học – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Giáo trình Chủ nghĩa duy vật lịch sử; Nxb Chính trị quốc gia; Hà Nội; 2004.

Ghi chú: Tài liệu hiện có tại Bộ môn

[8]. Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.

Ghi chú: tài liệu cần thiết nhưng chưa có, cần bổ sung

  1. 9.        Nội dung học phần:

Người biên soạn: ThS Nguyễn Thị Thu Thủy; TS.GVC Đinh Cảnh Nhạc; ThS. Ngô Minh Thương; TS. Dương Thị Nhẫn; ThS. Nguyễn Thị Nương; ThS. Nguyễn Nam Hưng

Stt

Nội dung

Ghi chú

1

CHƯƠNG MỞ ĐẦU: NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

I. Khái lược về chủ nghĩa Mác-Lênin

II. Đối tượng, mục đích và yêu cầu về phương pháp học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin

 

2

CHƯƠNG I. CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

I. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng

II. Quan điểm duy vật biện chứng về vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

 

3

CHƯƠNG II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

I. Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật

II. Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật

III. Các cặp phạm  trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

IV. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

V. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng

 

 

4

CHƯƠNG III. CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

I. Vai trò của sản xuất vật chất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

II. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

III. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

IV. Hình thái KT-XH và quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế – xã hội

V. Vai trò của đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp

VI. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân

 

  1. 10.   Đánh giá người học

- Đánh giá quá trình học phần (40%, kể cả điểm chuyên cần)              

 

Nội dung hoặc mục tiêu

 

Hình thức đánh giá

Quiz

Bài tập nộp

Tiểu luận

Thực hành/ Thí nghiệm

Kiểm tra quá trình

Nhập môn Những NLCB của CNML

13,4%

 

 

13.3%

Chủ nghĩa duy vật biện chứng

 

 

Phép biện chứng duy vật

 

 

13.3%

Chủ nghĩa duy vật lịch sử

 

 

 

-          Đánh giá kết thúc học phần (60%)

Hình thức

Vấn đáp

Thời lượng

Theo quy định hỏi thi vấn đáp

Nội dung đánh giá

- Nắm được kiến thức cơ bản theo mục tiêu môn học

- Đánh giá khả năng tư duy logic, biện chứng, phân tích, so sánh và tổng hợp kiến thức của sinh viên

- Đánh giá khả năng vận dụng các vấn đề lý luận vào thực tiễn, liên hệ với Việt Nam và bản thân.

Thái Nguyên, ngày 31 tháng 7 năm 2017

 

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

 

 

 

 

ThS Nguyễn Thị Thu Thủy

TRƯỞNG BỘ MÔN

 

 

 

 

 

ThS Nguyễn Thị Thu Thủy

 

 

 

 Chi tiết xem tại file đính kèm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin mới hơn

Tin cũ hơn